Tháp Vạn Danh là một địa điểm hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tham quan khi tham gia tour du lịch Trung Quốc. Nơi đây được ví như ngọn bút vẽ trên nền trời Phượng Hoàng Cổ Trấn. Hãy cùng Golden Smile Travel khám phá xem Tháp Vạn Danh - Phượng Hoàng Cổ Trấn có gì thú vị nhé!
1. Tháp Vạn Danh - Phượng Hoàng Cổ Trấn ở đâu?
Tháp Vạn Danh tọa lạc phía hạ lưu sông Đà Giang, dưới chân núi Thanh Long, một bên là nhìn về phía Vạn Thọ Cung, bên còn lại nhìn về cầu Hồng Kiều và cầu Phong Kiều. Một chiếc “view” giúp bạn có được những góc hình check - in sống ảo tuyệt vời.
2. Lịch sử xây dựng và kiến trúc của Tháp Vạn Danh
2.1. Cảm hứng từ tháp cũ
Ban đầu, tháp là một lò đốt giấy thư pháp có hình lục giác. Phần dưới tháp có dải cát đỏ được chạm khắc tinh xảo để xây móng, phần trên xây kín bằng gạch, có phần mái bằng đá hoa cương, đục lỗ để thoát khói. Thân tháp trang trí bằng nhiều bức vẽ màu sắc sặc sỡ. Mặt trước của tháp hướng ra sông Đà Giang huyền thoại.
2.2. Tháp mới – Ngọn bút vẽ giữa trời Phượng Hoàng
Tháp mới nằm ở hạ lưu dòng Đà Giang. Tháp được xây dựng hoàn thiện vào năm 1988 dưới sự ủng hộ nhiệt tình và tích cực tài trợ của chính quyền và nhân dân địa phương và tháp được đặt tên theo ý nguyện của mọi người “Tháp Vạn Danh”.
Nguyên liệu chính dùng để xây dựng tháp là gạch xanh. Tháp có 7 tầng, mỗi tầng có 6 góc tạo thành hình lục giác tinh xảo, đẹp mắt. Thân tháp cao đến 23 m, luôn phản chiếu, in bóng hình của mình dưới dòng Đà Giang xanh biếc, đung đưa, trông vô cùng duyên dáng và uyển chuyển.
3. Có gì tham quan xung quanh tháp Vạn Danh - Phượng Hoàng Cổ Trấn?
3.1. Cầu Hồng Kiều
Cầu Hồng Kiều có bề dày lịch sử với hơn 300 năm tuổi, xây dựng từ đời nhà Thanh, chứng kiến bao sự kiện thăng trầm theo thời gian của Trung Hoa.
Cầu Hồng Kiều được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu gỗ và đá và theo phong cách nghệ thuật xen lẫn thực tế. Khác với những cây cầu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, cầu Hồng Kiều gồm có 2 tầng với chức năng riêng biệt. Tầng 1 là còn đường để di chuyển, giao thương giữa hai bờ của dòng Đà Giang. Tầng 2 là không gian thờ tự và là nơi để bạn tham quan, ngắm nhìn toàn cảnh cổ trấn.
Về đêm, Hồng Kiều lại mang trong mình một nét đẹp riêng, khoác lên mình bộ áo lung linh sắc màu, cuộc sống về đêm như trở nên sinh động và nhộn nhịp hơn.
Cầu Hồng Kiều như một điểm nhấn đặc biệt giữa lòng cổ trấn êm đềm và lặng lẽ. Người dân ở đây đã quen với sự hiện diện của cầu Hồng Kiều và xem nó như một điểm tựa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
3.2. Phong Kiều
Phong Kiều hay còn được gọi với một cái tên thân thuộc là cầu Gió. Bạn bị ấn tượng bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bao quanh. Giữa những cánh rừng xanh ngắt phía xa xa và những ngôi nhà gỗ nâu đỏ ngay phía sau cầu, Phong Kiều nổi bật với nền đá trắng và mái nâu rêu phong, vừa hiên ngang phóng khoáng lại đượm chút trầm mặc, suy tư.
Khu nhà ở giữa cầu là nơi bạn có thể dừng chân nghỉ mát và ngắm nhìn khung cảnh mây trời, sông nước bao quanh, tận hưởng bầu không khí thanh bình, nhẹ nhàng nơi đây.
3.3. Cung Vạn Thọ
Cung Vạn Thọ - công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm những nét văn hóa truyền thống. Đây cũng là một trong những điểm đến nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Cung Vạn Thọ là đại diện văn hóa hội quán cổ xưa của Trung Hoa, còn được gọi là hội quán Giang Tây, chùa Giang Tây.
Khu đất hơn 4000m vuông với nhiều công trình độc đáo như điện Tiêu Công, điện Yến Công, điện Thần Tài, nhà bếp, Mai Lang, Thiên Phù, Lôi Tổ Điện, Hiên Viên, Vi Đà, Điện Quan m và phòng khách.
Qua thời gian, kiến trúc của Cung Vạn Thọ đã bị phá hủy, đến nay chỉ còn lại một vài vết tích như tháp cổng cao, chính điện và một số đình đài.
Từ năm 2017 trở đi, “Triển lãm thường niên nghệ thuật Phượng Hoàng” được tổ chức tại Cung Vạn Thọ. Sự kiện đã mang đến một luồng gió mới đến với thị trấn cổ, thu hút đông đảo nghệ sĩ nổi tiếng và sinh viên về nơi đây, viết lên bao tình cảm thân thương dành cho Phượng Hoàng Cổ Trấn. Đây cũng chính là một địa điểm tuyệt vời, độc đáo, giúp bạn có cơ hội tìm hiểu và chiêm nghiệm trọn vẹn những nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.
4. Những trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi đến Tháp Vạn Danh - Phượng Hoàng Cổ Trấn
Như đã nói ở trên, xung quanh Tháp Vạn Danh không thiếu những công trình kiến trúc góp phần làm nên vẻ đẹp cổ kính của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cầu cổ nhất trấn cổ Hồng Kiều sừng sững nối 2 bờ sông Đà Giang, cầu Gió mảnh mai quyến rũ và Vạn Thọ Cung in đậm dấu vết lịch sử. Đều là những nơi mà du khách nên ghé qua và ngắm nhìn khi đến đây.
Khi ghé thăm tòa tháp mới vào buổi tối, du khách có thể thấy tòa tháp tỏa sáng lung linh trong đêm bởi người ta đã gắn đèn led. Hòa vào vẻ xinh đẹp ấy là những chiếc đèn lồng đỏ ở hai bên bờ sông khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Bên trong tòa tháp, những bức tường được phủ kín bởi những dòng chữ của khách du lịch khi đến đây du lịch, thậm chí có chữ viết còn nằm trên bức tường cao hơn 2 mét. Du khách đến đây có thể viết lại những ước nguyện hay bất cứ điều gì lên những bức tường như một cách lưu giữ kỷ niệm tại trấn cổ Phượng Hoàng.
5. Những món ăn ngon nên thử
5.1. Shakao - Đồ nướng xiên
Shakao hay còn gọi là “sao-khảo”- “đồ nướng” là món ăn được lòng số đông du khách khi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Các món ăn xiên nướng ở đây đều được tẩm ướp bằng các gia vị đậm đà cay, mặn vừa phải mang đến hương vị hấp dẫn, ngon miệng. Với giá thành siêu rẻ du khách sẽ dễ dàng tìm được các hàng quán phục vụ Shakao vì món ăn này phổ biến có ở khắp các con đường và ngõ ngách của trấn cổ.
5.2. Đậu phụ thối
Phượng Hoàng Cổ Trấn nổi tiếng với món đậu phụ thối hỏa cung điện, món đậu phụ có màu đen như mực, béo như phô mai và mềm tan tự như nhung. Món ăn nghe vui tai này thực chất được chế biến rất công phu. Đậu phụ được chiên giòn với dầu cây trà trong lửa nhỏ, khi ăn cho dầu mè và sốt tương ớt. Vị của đậu phụ thối không hề “thối” mà có vị béo của đậu và cay mặn của gia vị. Du khách khi đã thử qua có thể sẽ thành fan của món này đấy.
5.3. Củ cải ngâm chua cay
Món ăn phổ biến của người dân nơi đây, có mặt trong hầu hết các bữa cơm của mọi gia đình. Nguyên liệu để làm nên món ăn này là củ cải tím và muối hồng, được người dân chọn lựa kỹ càng cho đến thực hiện quy trình muối ủ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi gia đình sẽ có công thức chế biến riêng theo khẩu vị, trung hòa vị chua, cay, ngọt và tiêu nên ăn mỗi nơi mỗi khác, rất đặc biệt. Nếu du khách không thể ăn được những món có cay nóng đặc trưng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn có thể dặn đầu bếp nhà hàng điều chỉnh lại vị giác để thưởng thức bữa ăn trọn vẹn hơn nhé.
5.5. Vịt hầm tiết và gạo nếp
Vịt hầm tiết là món ăn siêu độc đáo của người dân ở Phượng Hoàng Cổ Trấn và cách làm ra nó cũng không hề dễ dàng.
Đầu tiên, ngâm gạo nếp trong nước rồi đổ vào bát. Tiếp theo, trộn đều gạo với tiết, hấp cách thủy và cắt thành nhiều miếng trước khi chiên bằng dầu nóng. Trong lúc chiên gạo nếp trộn tiết, người ta tranh thủ hầm vịt. Khi vịt có vẻ nhừ, họ nhồi gạo nếp trộn tiết vào trong, thêm thắt một chút gia vị và hầm thêm một chút cho tới khi vịt chuyển màu vàng nhạt là ăn được. Thưởng thức món ăn làm kỳ công và vô cùng bổ dưỡng này vào tiết trời se lạnh sẽ giúp cho cơ thể nóng dần lên và tràn đầy năng lượng khám phá trấn cổ Phượng Hoàng đấy!
6. Tổng kết
Bài viết này đã phần nào giới thiệu cho du khách hiểu thêm về ngọn tháp Vạn Danh đặc biệt của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Ngọn tháp mang trong mình giá trị lịch sử và tính thẩm mỹ cao. Golden Smile Travel hy vọng có thể đồng hành cùng du khách trong chuyến đi Phượng Hoàng Cổ Trấn để có thể giới thiệu nhiều hơn những địa danh đẹp lộng lẫy, nên thơ của trấn cổ này!