1. Lẩu cá cay
Vì khí hậu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn se se lạnh nên các món ở đây hầu như đều mang vị cay nồng ấm áp. Trong số những món ăn làm ấm bụng của người dân nơi đây thì phải kể đến món lẩu cá cay, còn được xem là đặc sản của vùng đất này. Nếu là một người có khẩu vị cay, bạn sẽ vô cùng thích món ăn này. Còn gì tuyệt vời hơn khi xuýt xoa hít hà nồi lẩu ấm nồng, cay cay vị ớt vị tương giữa một Phượng Hoàng Cổ Trấn đặc trưng với se lạnh và sương mù. Ăn cùng các loại rau và nước chấm riêng biệt thì đúng là sự hòa quyện tuyệt vời của sắc – vị – hương.
Phượng Hoàng Cổ Trấn thuộc tỉnh Hồ Nam, nơi rất nổi tiếng với món đậu phụ thối hỏa cung điện. Món ăn có tên lạ tai này được chế biến khá công phu. Quá trình để có những miếng đậu phụ có màu đen độc đáo nhưng vẫn béo, mềm này cũng rất lâu. Đậu phụ Hồ Nam lại được ủ đến 15 ngày, do thời gian ủ dài hơn mà món đậu phụ thối này trở nên thơm bùi và béo ngậy hơn.
Shaokao hay còn đọc là “Sao-khảo” – tức “đồ nướng”. Tỉnh Hồ Nam có khí hậu lạnh nên ngoài lẩu ra thì đồ nướng là món ăn rất phổ biến ở đây. Theo đó mà thịt ở đây lại ướp đậm đà và ngon miệng hơn hẳn. Sẽ chẳng khó để bạn kiếm được một quán xiên nướng ở khắp các con đường, ngõ ngách.
Vịt hầm tiết (血 粑 鸭) là món ăn khá độc đáo và mang đậm hương vị bản xứ nhất ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Để làm món này ngon thì đòi hỏi phải tỉ mỉ trong cách chế biến. Đầu tiên, ngâm gạo nếp trong nước rồi đổ vào bát. Sau đó, trộn đều gạo với tiết sống, hấp cách thủy và cắt thành nhiều miếng trước khi chiên. Vừa chiên gạo, người ta sẽ vừa hầm vịt. Khi vịt đã nhừ, gạo vừa chiên xong sẽ được nhồi vào trong, nêm nếm gia vị rồi hầm thêm một lúc nữa cho tới khi vịt chuyển thành màu vàng đỏ hấp dẫn.
Kẹo gừng là món ăn vặt thường thấy ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, nơi đây đã có truyền thống làm kẹo gừng hơn 100 năm. Bạn có thể thưởng thức những chiếc kẹo cay cay, nồng nồng ngay tại chỗ và xem tận mắt quá trình người ta làm kẹo.
Phượng Hoàng Cổ Trấn sở hữu nhiều loại bánh khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại. Những chiếc bánh cổ truyền thể hiện hương vị tinh túy nhất, đặc trưng cho ẩm thực Trung Hoa với bánh bao, bánh gạo nếp, các loại nhân truyền thống đặc sắc, hình dáng nhỏ xinh và mộc mạc.
7. Cơm ống tre Phượng Hoàng cổ trấn
Món cơm này có thể gọi là khá phổ biến, kể cả Việt Nam cũng có nhưng cơm ống tre ở đây lại có phần đặc biệt hơn. Cơm hấp trong ống tre, bên trên có thêm xá xíu hoặc ngô. Về cách làm họ cũng để gạo bên trong ống tre nấu cho có mùi thơm và độ dẻo đặc trưng nhưng thay vì ăn kèm với muối mè thì cơm ở đây lại đậm vị hơn với món thịt xá xíu thơm phứt.
8. Cá muối của người dân tộc Miêu
Đây cũng là một món ăn truyền thống của người Miêu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Những con cá thường được nuôi trong ruộng lúa. Cá sẽ được muối trong muối, tiêu và dung dịch đặc biệt trong 3 ngày. Sau đó, họ nhồi gạo nếp, ngô ngọt vào cá rồi tiếp tục muối cá trong nửa tháng nữa. Món cá này có hương vị cực kỳ đặc biệt, cả thịt lẫn xương đều mềm và ngọt.
Món mì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn rất đặc biệt, bao gồm nhiều loại: mì sủi cảo, mì hoành thánh và mì sợi. Do đó, khi gọi món, để không bị nhầm lẫn, bạn nên gọi đích danh món mì mà mình muốn ăn.
Canh đậu hũ dưa muối là món ăn truyền thống của dân tộc Miêu, thường dùng bắp cải hay củ cải để muối. Trước khi muối, rau củ phải được phơi khô khoảng 2 ngày cho tới khi chuyển màu vàng, thái rau thành từng miếng nhỏ rồi đem muối.
Tsing Tao là loại bia khá phổ biến tại đất nước này. Chai to tướng mà nhẹ hều, uống chả xi nhê gì. Với khi trời lạnh nên việc uống bia sẽ giúp du khách dễ tiêu hoá các món nướng hay lẩu hơn. Đồng thời độ cồn của bia này cũng không quá cao nên gần như nó chỉ giúp chúng ta thưởng thức món ăn ngon miệng hơn.
Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể trải nghiệm cho mình đầy đủ đặc sản Hồ Nam trong chuyến đi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trương Gia Giới.
—————————————————————————————-
GOLDEN SMILE TRAVEL
Hotline: 19002644 - 0917501700
Số điện thoại: 02871002828
Email: hello@goldensmile.vn
Địa chỉ: 34 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM