Tận hưởng không khí sôi động của các lễ hội truyền thống Nhật Bản 

23/06/2023 13:43

Được mệnh danh là “Đất nước mặt trời mọc”, du lịch Nhật Bản không chỉ có phong cảnh tuyệt đẹp mà còn có những lễ hội truyền thống rất hấp dẫn. Nếu đã từng đặt chân đến vùng đất xinh tươi này, sao bạn không thử trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng đó và tìm hiểu thêm về đất nước, con người ở đây. Trong bài viết sau, Golden Smile Travel sẽ điểm qua những lễ hội truyền thống ở Nhật Bản mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp đến đất nước xinh đẹp này.

1. Khám phá lễ hội truyền thống tại Nhật Bản 

1.1. Lễ hội truyền thống Nhật Bản Gion Matsuri  

Lễ hội Gion tại Kyoto
Lễ hội Gion tại Kyoto là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất Nhật Bản. Ảnh: internet

Khi nhắc đến lễ hội nổi tiếng nhất Nhật Bản thì không thể bỏ qua cái tên Gion Matsuri. Hằng năm vào ngày 17 và 24 tháng 7, người dân ở thành phố Kyoto tụ tập để tham gia đám rước Yamaboko.

Những người tham gia đám rước sẽ băng qua đường phố Oike và Kawaramachi. Lễ hội Gion Matsuri được tổ chức trong suốt tháng 7, mang lại niềm vui và sự phấn khích cho người dân.

1.2. Lễ hội Awa Odori 

Awa Odori - lễ hội nhảy múa lớn nhất ở Nhật Bản
Tham gia lễ hội Awa Odori - lễ hội nhảy múa lớn nhất ở Nhật Bản. Ảnh: internet

Lễ hội truyền thống Nhật Bản nổi tiếng tiếp theo mà Golden Smile Travel muốn giới thiệu đến các bạn là Lễ hội nhảy múa Awa Odori. Từ ngày 12 tới ngày 15 tháng 8, toàn bộ thành phố Tokushima đã xuống đường để chào mừng lễ hội nhảy múa này. 

Từ trẻ em đến đàn ông, phụ nữ… ai cũng đội mũ rơm và mặc những bộ kimono mùa hè. Số lượng người tham gia lễ hội này đã vượt quá một triệu người, và khung cảnh rất hoành tráng.

1.3. Lễ hội Tuyết Yuki Matsuri 

Lễ hội Tuyết Yuki Matsuri
Lễ hội Tuyết Yuki Matsuri – một nét đẹp văn hóa không thể thiếu tại thành phố Sapporo. Ảnh: internet

Nếu bạn là người yêu thích các lễ hội truyền thống của Nhật Bản thì chắc hẳn cái tên Lễ hội Tuyết Yuki Matsuri đã không còn quá xa lạ. Đây là 1 cuộc thi điêu khắc trên tuyết được tổ chức tại thành phố Sapporo vào tháng 2 hàng năm, thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách quốc tế. 

Lễ hội bắt đầu từ năm 1950 với sáu tác phẩm điêu khắc bằng tuyết do một nhóm học sinh trung học trong thành phố tạo ra.

1.4. Lễ hội Nebuta Matsuri 

Lạc vào thế giới của những vị thần tại lễ hội Nebuta Matsuri rực rỡ nhất Nhật Bản
Lạc vào thế giới của những vị thần tại lễ hội Nebuta Matsuri rực rỡ nhất Nhật Bản. Ảnh: internet

Hằng năm từ ngày 2 tới ngày 7 tháng 8, cư dân của thành phố Aomori háo hức tham gia vào buổi diễu hành đặc biệt. Cuộc diễu hành bắt đầu vào lúc hoàng hôn và tiếp tục trong vài giờ tới. 

Đặc biệt là sự góp mặt của hàng nghìn vũ công, cùng những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu và những chiếc xe hoa có hình những vị thần. Không chỉ vậy, sự náo nhiệt của lễ hội còn được thể hiện qua tiếng hát, tiếng cổ vũ, hô hào của những người tham gia. 

1.5. Lễ hội Kishiwada Danjiri Matsuri 

Lễ hội Kishiwada Danjiri Matsuri
Lễ hội Kishiwada Danjiri Matsuri - lễ hội kỳ dị nhất bậc nhất tại Nhật Bản. Ảnh: internet

Với những người đang tìm kiếm 1 lễ hội truyền thống Nhật Bản đầy sôi động, hấp dẫn và náo nhiệt thì Lễ hội Kishiwada Danjiri Matsuri chính là gợi ý rất hoàn hảo. Lễ hội luôn được tổ chức ở Osaka và Kishiwada vào giữa tháng 9 hằng năm. 

Tâm điểm của lễ hội là những chiếc kiệu khổng lồ bằng gỗ gọi là Danjiri. Hầu hết những chiếc kiệu gỗ này đều có trọng lượng lên đến 3.000kg, trên đó có các trưởng nhóm biểu diễn những động tác múa. Mặc dù vậy, đoàn diễu hành vẫn có thể kéo kiệu đi băng băng qua đường mà không gặp khó khăn gì.

1.6. Lễ hội truyền thống Nhật Bản Tenjin Matsuri 

Hoà mình vào không khí sôi động của lễ hội Tenjin Matsuri
Hoà mình vào không khí sôi động của lễ hội Tenjin Matsuri ở Nhật Bản. Ảnh: internet

Hai ngày 24 và 25 tháng 7 là Lễ hội Tenmangu hay còn gọi là Lễ hội Tenjin. Vào ngày thứ 2 của lễ hội, người ta tổ chức các cuộc diễu hành lớn dưới nước và trên cạn. Ấn tượng nhất là đám rước trên sông với những chiếc thuyền Nhật Bản được thắp sáng bằng đèn lồng. Những chiếc đèn lồng và ánh sáng rực rỡ của pháo hoa trên bầu trời tạo nên một hiệu ứng vô cùng đẹp mắt và kỳ ảo. 

1.7. Lễ hội Kochi Yosakoi Matsuri 

Yosakoi là lễ hội nhảy múa độc đáo được tổ chức tại Kochi
Yosakoi  là lễ hội nhảy múa độc đáo được tổ chức tại Kochi. Ảnh: internet

Lễ hội Yakoi đầu tiên được tổ chức tại Kochi vào năm 1954. Yosakoi là một phong cách nhảy múa độc đáo kết hợp điệu nhảy truyền thống với âm nhạc hiện đại. Các vũ công bao gồm cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi và tầng lớp. Lễ hội diễn ra vào giữa tháng 8.

1.8. Lễ hội Tanabata Matsuri 

Một lễ hội truyền thống khác không kém phần quan trọng của xứ Phù Tang là Kochi Yosakoi Matsuri. Năm 1954, thổ dân bản địa đã tạo ra vũ điệu Yelai Naruko. Điệu nhảy này lấy cảm hứng từ bài dân ca "Yosakoi Bushi" do người dân địa phương lưu truyền.

Kể từ đó, cứ đến tháng 8 hàng năm, người dân lại nô nức tham gia các vũ điệu Naruko tưng bừng với nhiều màu sắc. Âm nhạc bắt tai, nhịp nhàng cùng vũ điệu cuồng nhiệt tạo nên một khung cảnh hoành tráng, sống động. 

Lễ hội Tanabata Matsuri 
Lễ hội Tanabata Matsuri  - Lễ hội Thất Tịch ở Nhật Bản. Ảnh: internet

1.9. Lễ hội Hakata Dontaku Matsuri 

Thành phố Fukuoka hằng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch vào đầu tháng 5, do trùng với lễ hội truyền thống của Nhật Bản “Lễ hội Hakata Dontaku Matsuri”, hay còn gọi là “Lễ hội Cảng Hakata Dontaku”. Tâm điểm của lễ hội là cuộc diễu hành của ngư dân Nhật Bản qua nhiều tuyến phố.

1.10. Lễ hội đèn lồng Obon 

Lễ hội Obon là lễ hội thả đèn lồng truyền thống của Nhật Bản và còn được gọi là “Đại lễ Vu Lan báo hiếu” vì đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. Lễ hội Obon thường được tổ chức vào tháng 7 và mỗi vùng của Nhật Bản lại tổ chức vào những ngày khác nhau. Vào những ngày đầu tiên của buổi lễ, người ta thường treo đèn lồng trước cửa nhà để tổ tiên có thể về viếng thăm, đến thăm viếng và sửa sang mộ. Vào ngày cuối cùng của Obon, mọi người mang đèn lồng đến sông, hồ và bờ biển như một cách để đưa linh hồn của người quá cố trở lại thế giới của họ. Thông thường, vào đêm thả đèn lồng, người ta cũng đốt pháo hoa. 

Lễ hội đèn lồng Obon
Lễ hội đèn lồng Obon - “Đại lễ Vu Lan báo hiếu” ở xứ sở hoa anh đào. Ảnh: internet

2. Thăm quan lễ hội truyền thống Nhật Bản cần lưu ý những gì? 

2.1. Thời tiết và trang phục 

Hãy tham khảo điều kiện thời tiết ở Nhật Bản và lưu ý những tháng trong năm để quyết định chuẩn bị trang phục và vật dụng mang theo phù hợp. 

2.2. Ăn uống 

So với đồ ăn Việt Nam, bữa chính nhìn chung nhạt, không cay, bạn có thể mang theo mì gói để ăn thêm, hoặc một ít chà bông, ít ruốc nếu chưa quen ăn món Nhật. Khi nhập cảnh Nhật Bản tuyệt đối không được mang theo trái cây và thực phẩm tươi sống. 

Bạn có thể mang theo một số loại thuốc đau bụng, cảm lạnh vì mua thuốc ở Nhật cần có đơn của bác sĩ và giá khá cao. 

Món ăn ở Nhật có vị nhạt, không cay và ít béo
Món ăn ở Nhật có vị nhạt, không cay và ít béo. Ảnh: internet

2.3. Tiền tệ 

Tốt nhất bạn nên đổi yên ở Việt Nam trước (vì tỷ giá tốt hơn Nhật). Nếu du lịch ở Nhật, bạn không nên đổi tiền Việt sang đô la USD rồi đổi từ USD sang yên Nhật, bạn sẽ mất 2 lần phí chuyển đổi. Xem Tiền tệ ở Nhật Bản để biết kế hoạch chi tiêu bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. 

Đổi tiền ở Nhật không dễ, bạn phải đến những ngân hàng hoặc những điểm đổi tiền hợp pháp. Giờ làm việc của ngân hàng là 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ lớn ngân hàng không làm việc. Tiền tệ cũng có thể được đổi tại những cửa hàng thực phẩm lớn, nhưng giá sẽ cao hơn so với những điểm giao dịch. 

Bạn nên đổi tiền sang Yên Nhật ở Việt Nam trước
Bạn nên đổi tiền sang Yên Nhật ở Việt Nam trước. Ảnh: internet

2.4. Điện thoại di động 

Điện thoại di động dường như không thể tách rời khỏi cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, khi sang Nhật, bạn đừng nghĩ đến việc mua SIM trả trước ở sân bay như ở Việt Nam hay một số nước khác. Hầu hết các thẻ SIM trả sau được sử dụng ở Nhật Bản phải được đăng ký với nhà mạng. Không nên dùng dịch vụ chuyển vùng (ROAMING), vì chi phí khá đắt đỏ (đây chỉ là gợi ý, tất nhiên đối với khách du lịch không quan tâm tới chi phí thì có thể yên tâm sử dụng). Cách tốt nhất là kết nối Wifi và sử dụng những dịch vụ gọi điện qua Internet như Viber, Zalo, Whatapps, v.v. Nếu cần liên lạc nhiều hơn, hãy yêu cầu công ty du lịch thuê điện thoại ở Nhật.

2.5. Mua sắm và lưu ý những hàng điện tử 

Đồ điện tử, máy tính, máy ảnh kỹ thuật số nếu mua ở Nhật có thể rẻ hơn Việt Nam hay các nước khác, chất lượng cũng tốt và đảm bảo hơn. Bạn có thể yên tâm, tiền nào của đó không sợ hàng giả. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng hướng dẫn sử dụng có thể không có tiếng Việt hoặc thậm chí là tiếng Anh; cũng lưu ý rằng tiêu chuẩn điện thế ở Nhật Bản là 110V và ổ cắm dẹt, vì vậy một số thiết bị điện tử có thể không sử dụng được tại Việt Nam. 

Mua hàng điện tử tại Nhật Bản
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi mua hàng điện tử tại Nhật Bản. Ảnh: internet 

Made in Japan sẽ là lựa chọn tốt nhất khi mua làm quà. Ngoài ra, các bạn lưu ý có rất nhiều sản phẩm Made in China tại Nhật Bản nhưng chất lượng được nhà sản xuất kiểm soát nên các bạn có thể yên tâm. 

Nếu bạn định mua một số thứ từ ở nhà, chẳng hạn như sữa và thực phẩm chức năng, bạn có thể đặt trước với công ty du lịch và nhờ họ mua giúp và giao tới khách sạn, đảm bảo giá tốt hơn và tiết kiệm thời gian mua sắm cho khách hàng. Bạn có thể yên tâm mua hàng, giá tốt hơn, bạn có thể tham khảo và so sánh giá tại các siêu thị.

3. Tổng kết 

Trên đây là 10 lễ hội truyền thống Nhật Bản nổi tiếng thế giới phần nào thể hiện sự đa dạng văn hóa của xứ Phù Tang. Nếu bạn đang có kế hoạch đến thăm đất nước mặt trời mọc qua các tour Nhật Bản từ Golden Smile Travel thì các lễ hội như thế này là thời điểm lý tưởng để hòa mình vào niềm vui và náo nhiệt. Đồng thời, tìm hiểu nhiều khía cạnh mới về lối sống và con người ở Nhật Bản.

—-----------------------------

GOLDEN SMILE TRAVEL

Hotline: 19002644 -  094 200 1400

Email: hello@goldensmile.com.vn  

Trụ sở chính: 34 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

VP Du lịch: 631 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Facebook: https://www.facebook.com/goldensmiletravel