Tìm hiểu nét đẹp trong văn hoá trà đạo Nhật Bản

13/10/2023 15:48

Nhật Bản luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới hàng năm. Du lịch Nhật Bản - đất nước mặt trời mọc không chỉ có cảnh đẹp ngoạn mục mà còn có nền văn hóa truyền thống, có rất nhiều cảnh đẹp độc đáo khiến bất kỳ khách du lịch nào cũng đầy tò mò muốn khám phá. Đặc biệt là văn hóa trà đạo Nhật Bản nổi tiếng được nhiều du khách biết đến. Trà không chỉ là thưởng thức đơn giản, để pha được một tách trà còn là cả một quá trình, từng công đoạn đều tỉ mỉ. Hãy cùng Golden Smile Travel tìm hiểu những nét đẹp trong nền văn hóa trà đạo Nhật Bản nhé!

Nghệ thuật uống trà trong văn hóa Nhật Bản từ lâu đã trở thành nét độc đáo làm nên “thương hiệu” của đất nước mặt trời mọc. Sự độc đáo của văn hóa trà đạo Nhật Bản không chỉ nằm ở sự tỉ mỉ, tinh tế trong phương thức pha chế mà còn ở ý nghĩa nghệ thuật mà nó chứa đựng bên trong.

1. Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản

Điểm mấu chốt của trà đạo Nhật Bản không phải là thực sự thưởng thức trà mà là hòa mình vào thiên nhiên mộc mạc thông qua việc chuẩn bị, pha chế và nghi thức, giúp tâm trí được thanh lọc và bình yên.  

tra-dao-nhat-ban-1-1697170667.jpg
Thưởng thức trà giúp tâm hồn được thư giãn và an yên. Ảnh: internet

Vì vậy, không gian diễn ra trà đạo Nhật Bản rất quan trọng. Người Nhật thường xây dựng những phòng trà và bố trí gần gũi với thiên nhiên nhất có thể để giúp con người tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa. Người Nhật tin rằng môi trường thưởng trà như vậy có thể giúp họ khám phá vẻ đẹp của thế giới, tăng khả năng giác ngộ và đánh thức lòng trân trọng cái đẹp.

2. Nguồn gốc văn hóa trà đạo Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản có nguồn gốc từ Thiền Tông Phật Giáo. Vào cuối thế kỷ thứ 6, các học giả Nhật Bản đã thể hiện sự quan tâm đến Phật giáo và đã sang Trung Quốc để nghiên cứu tôn giáo. Tại đây, những học giả đã tiếp xúc với văn hóa trà Trung Quốc và phát triển tình yêu mãnh liệt với trà. Sau đó, họ mang nó về quê hương để phát triển nghệ thuật trà đạo của riêng mình. 

tra-dao-nhat-ban-2-1697170667.jpg
Trà đạo Nhật Bản có xuất phát từ Trung Quốc vào cuối thế kỉ VI. Ảnh: internet

Từ thế kỷ 12, nghệ thuật trà đạo Nhật Bản đã phát triển và lan rộng khắp cả nước. Trà đạo không còn gắn liền với những tu sĩ Phật giáo và bất kỳ ai thuộc bất kỳ tầng lớp nào cũng có thể trở thành trà sư, chẳng hạn như Thiên Hoàng, Samurai, quý tộc, người giàu cho tới bình dân. Sen Rikyu là những trà sư nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông còn viết "Bảy quy tắc về trà" để giải thích ý nghĩa và thái độ của mình đối với trà.

3. Những trường phái trà đạo Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản được chia thành nhiều trường phái với những khác biệt tinh tế.

3.1. Trường phái Urasenke

Urasenke là trường phái trà đạo lớn nhất ở xứ sở hoa anh đào, với hơn một nửa số trà nhân trên khắp nước Nhật. Ưu tiên hàng đầu của Urasenke là sự hài lòng của khách hàng. Vì thế, những trà sư thường chú trọng tới việc dùng những dụng cụ chất lượng và sắp xếp chúng để gây ấn tượng với khách hàng. 

tra-dao-nhat-ban-3-1697170666.jpg
Urasenke là trường phái trà đạo Nhật Bản lớn nhất gây ấn tượng cho du khách. Ảnh: internet

3.2. Trường phái Omotesenke

Trường phái Omotesenke chú ý nhiều hơn đến sự đơn giản và tôn trọng truyền thống cổ xưa. Các trà sư phái Omotesenke thích dùng những dụng cụ đơn giản để pha trà. Đồng thời, cách pha trà của họ cũng khiến trà ít bọt hơn, bạn có thể cảm nhận được hương vị đậm đà của trà. 

3.3. Trường phái Mushakojisenke

Mushakojisenke là một trường phái trà đạo đặc trưng bởi sự đơn giản. Vì vậy, những trà sư Mushakojisenke cố gắng loại bỏ sự lãng phí và những hành vi không cần thiết trong phòng trà càng nhiều càng tốt. 

tra-dao-nhat-ban-4-1697170667.jpg
Mushakojisenke có cách pha trà rất đơn giản. Ảnh: internet

4. Các dụng cụ để pha trà đạo Nhật Bản

Bộ dụng cụ pha trà đạo Nhật Bản thường có nhiều món sau đây:

Ấm và chén trà 

Đây là những dụng cụ được coi là quan trọng nhất. Các dụng cụ khác nhau về kích thước, hình dạng, vẻ đẹp, độ phức tạp và phục vụ cho những mục đích khác nhau.

Tống trà 

Tống trà được làm bằng thủy tinh, giúp hạ nhiệt độ của trà và giúp trà được trộn đều.

Khay trà 

Chiếc khay trà được làm bằng gỗ và sơn màu phù hợp với ấm chén để tăng thêm vẻ đẹp và sự hài hòa. 

tra-dao-nhat-ban-5-1697170666.jpg
Khay trà trong văn hóa trà đạo Nhật Bản được làm từ gỗ với vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc. Ảnh: internet

Hộp đựng trà

Còn có tên gọi khác là Natsume, nó có hình dáng giống với quả táo tàu và thường được làm từ gốm sứ truyền thống, giúp bảo quản trà và hạn chế lan tỏa hương trà.

Lọc trà 

Lọc trà là dụng cụ dùng để lọc cặn trà và làm cho nước trong hơn.

Muỗng/vá múc trà  

Dụng cụ này được làm từ ngà voi, kim loại hoặc tre dùng để múc trà vào bát.

Khăn vệ sinh 

Thông thường bao gồm Chankin để làm sạch bát trà và Fukusa để làm sạch muỗng và hộp đựng trà.

Dụng cụ đánh trà 

Dụng cụ đánh trà sử dụng để khuấy hoặc đánh trà sau khi cho thêm nước. 

5. Quy tắc pha trà đạo Nhật Bản

Khi pha trà, tráng sạch bộ dụng cụ pha trà và tách uống với nước sôi, nhằm mục đích làm ấm và làm sạch các dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi rót trà vào trong.

Trước khi cho trà vào ấm, người pha trà thường ngửi mùi thơm của trà để nhận biết loại trà đang pha, từ đó lựa chọn cách pha trà phù hợp tùy theo số lượng người pha trà để đảm bảo chất lượng của trà. Trà có vị khá ngon, không quá đậm nhưng cũng không quá nhạt. Rót vào chén trà phải đảm bảo có hương, vị và sắc. 

tra-dao-nhat-ban-6-1697170667.jpg
Quy tắc khi pha trà đạo Nhật Bản. Ảnh: internet

Khi pha trà, bạn cũng cần chú ý đến lượng nước dùng để sao cho vừa đủ để mỗi lần rót trà cho người thưởng thức phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại, lần sau uống trà sẽ bị giảm chất lượng do sai nhiệt độ và mất đi màu xanh của trà.

Để đảm bảo chất lượng của tách trà luôn ở tình trạng tốt nhất, bạn phải cẩn thận khi rót trà vào cốc. Người rót trà quan sát màu sắc của trà bằng mắt và ngửi trà bằng mũi. Điều này sẽ đảm bảo không có sự khác biệt về độ đậm nhạt của trà.

Đối với người thưởng thức trà cũng có một số yêu cầu như: thái độ tôn trọng và cách uống trà thú vị. Họ luôn thưởng thức trà với vài miếng bánh ngọt. Cách họ ăn uống thể hiện địa vị, kiến ​​thức hoặc trình độ học vấn của người đó.

6. Một số loại trà được sử dụng trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản

Trà được coi là một phần quan trọng tạo nên một buổi trà đạo Nhật Bản hoàn chỉnh. Hiện nay có rất nhiều loại trà được sử dụng trong các nghi lễ trà đạo Nhật Bản trên đất nước mặt trời mọc như:

6.1. Trà Sencha 

tra-dao-nhat-ban-7-1697170666.jpg
Sencha là loại trà phổ biến của xứ sở hoa anh đào. Ảnh: internet

Sencha là một dạng trà xanh phổ biến của Ryokucha (trà xanh) với lá trà được hấp khi còn tươi, sau đó nghiền nát và sao khô, mang lại hương vị thơm ngon hơn những loại trà khác. Hương vị của sencha rất sảng khoái do nó cân bằng giữa vị ngọt với vị chát, hơi se se.

6.2. Trà Gyokuro 

tra-dao-nhat-ban-8-1697170666.jpg
Gyokuro - trà xanh thượng hạng ở xứ Phù Tang. Ảnh: internet

Gyokuro là loại trà xanh thượng hạng đến từ Nhật Bản. Trà Gyokuro dùng lá trà tương tự như matcha. Lá trà được hái từ những đồi chè và được xử lý bằng biện pháp chống nắng trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, Gyokuro có hương thơm vô cùng tươi mát, sảng khoái và tinh khiết khiến người uống khó quên.

6.3. Trà Matcha 

tra-dao-nhat-ban-9-1697170667.jpg
Matcha là loại trà của Nhật Bản rất được giới trẻ ưa chuộng. Ảnh: internet

Khi nói đến trà của Nhật Bản không thể bỏ qua Matcha. Bột Matcha được thu hoạch từ những lá non được phủ một lớp màng/vải mỏng để tránh ánh nắng mặt trời. Sau khi hái về, đem hấp và phơi khô, loại bỏ gân lá và cuống mỏng rồi đem lá đi nghiền thành bột. Matcha hòa tan với nước và thưởng thức, nó có vị ngọt chát và giàu chất dinh dưỡng.

7. Không gian để thưởng thức trà đạo 

tra-dao-nhat-ban-10-1697170666.jpg
Không gian thưởng thức trà đạo Nhật Bản. Ảnh: internet

Phòng trà còn được gọi là trà thất (Chashitsu), là một căn phòng và ngôi nhà dành riêng cho mục đích thưởng thức trà đạo. Các không gian bên trong được trang trí rất đơn giản, chỉ sử dụng các dụng cụ và đồ trang trí. Đặc biệt là những vật dụng trang trí như hoa cỏ, thư pháp, tranh vẽ… cần phải quen thuộc  với mọi người.

Theo truyền thống, phòng trà phải đủ rộng để chứa được 4,5 tấm chiếu tatami. Chiếc chiếu ở giữa là nơi trưng bày các dụng cụ pha trà để các trà nhân thưởng thức. Bước vào phòng trà bạn sẽ có cảm giác bình yên và thư thái tuyệt đối.

8. Các nghi thức thưởng thức trà đạo Nhật Bản

Nghi lễ trà đạo Nhật Bản nổi tiếng là bởi vì nhiều nghi thức và tượng trưng:

- Chủ nhà (teishu) thường mặc kimono để tiếp khách. Ngày nay, đôi khi gia chủ có thể mặc quần áo hiện đại nhưng cần phải trang trọng và lịch sự.

- Những người thưởng trà cũng phải mặc quần áo tối màu, nhã nhặn và cởi giày trước khi được dẫn vào phòng chờ của phòng trà. 

tra-dao-nhat-ban-11-1697170666.jpg
Nghi thức tinh tế trong văn hóa trà đạo Nhật Bản. Ảnh: internet

- Chủ nhà và khách im lặng cúi chào nhau. Sau đó, nghi lễ thanh tẩy sẽ diễn ra, rửa tay và súc miệng trong chậu đá.

- Trong phòng trà, những người thưởng trà có thể đánh giá cao những bức tranh và bình hoa của chủ nhà.

- Khi khách đã yên vị bằng tư thế seiza, trà sư bắt đầu thực hiện những nghi thức pha trà và trao bát trà cho vị khách đầu tiên là người quan trọng nhất.

- Người thưởng thức trà nâng bát lên để tỏ lòng kính trọng với trà sư, xoay bát, nhấp một ngụm, khen ngon rồi chuyền bát cho khách tiếp theo.

- Quá trình uống trà này sẽ được lặp lại và thay phiên nhau cho đến khi mọi người thưởng thức hết trà.

9. Lời kết

Tất nhiên, văn hóa trà đạo Nhật Bản là một trong những trải nghiệm độc đáo bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch xứ Phù Tang. Hãy đặt tour du lịch Nhật Bản ngay bây giờ và thưởng thức một buổi trà đạo Nhật Bản đích thực. Golden Smile Travel hiện có nhiều tour du lịch đến xứ sở hoa anh đào với mức giá hấp dẫn chỉ từ 22.850.000 đồng. Truy cập website Goldensmiletravel.com hoặc hotline 1900 2644 để được tư vấn sớm nhất nhé!

—-----------------------------

GOLDEN SMILE TRAVEL

Hotline: 1900 2644 - 094 200 1400

Email: hello@goldensmile.com.vn                                   

Trụ sở chính: 34 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

VP Du lịch: 631 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Facebook: https://www.facebook.com/goldensmiletravel

Bạn đang đọc bài viết "Tìm hiểu nét đẹp trong văn hoá trà đạo Nhật Bản" tại chuyên mục Review.