Khám phá những lễ hội mùa thu Nhật Bản đặc sắc nhất 

05/08/2023 11:36

Tiếp nối lễ hội mùa hè sôi động ở xứ sở hoa anh đào, những lễ hội mùa thu Nhật Bản đặc sắc được diễn ra với bầu không khí nhộn nhịp và hấp dẫn.  Có rất nhiều lễ hội vào mùa thu ở Nhật Bản, một số lễ hội mang tính quốc gia và một số lễ hội mang tính địa phương.  

Mùa thu Nhật Bản gắn liền với hình ảnh các tán lá đổi màu, sắc vàng đỏ rực rỡ tô thêm thảm màu sống động cho những con đường và ngọn đồi. Mùa thu cũng là mùa thu hoạch ở xứ sở hoa anh đào. Ở các vùng quê, nhiều cánh đồng lúa chín vàng được gặt sớm, rồi xếp ngay ngắn hoặc treo thành hàng. Đây là thời điểm tổ chức các lễ hội mùa thu Nhật Bản, các cuộc thi đấu thể thao và những hoạt động vui chơi trên cả nước Nhật. Sau đây là những lễ hội độc đáo mà bạn không thể bỏ qua khi du lịch mùa thu Nhật Bản. 

1. Du lịch mùa thu Nhật Bản 

Mùa thu ở Nhật Bản thường bắt đầu từ tháng 9 hàng năm và kéo dài đến cuối tháng 11. Vào mùa thu, thời tiết có xu hướng trở nên lạnh hơn. Cụ thể: 

Vào tháng 9, nhiệt độ dao động trong khoảng 23°C đến 28°C vào ban ngày, và giảm xuống 18°C ​​đến 21°C vào sáng sớm và về đêm. Có khả năng xảy ra bão. 

Vào tháng 10, nhiệt độ dao động trong khoảng 19°C đến 23°C vào ban ngày, giảm xuống 14°C và 18°C ​​vào sáng sớm và ban đêm. Gió mùa đông bắc bắt đầu thổi, trời hơi se lạnh và hanh khô. 

Rực rỡ sắc thu Nhật Bản được nhiều du khách quốc tế yêu thích
Rực rỡ sắc thu Nhật Bản được nhiều du khách quốc tế yêu thích. Ảnh: internet

Vào tháng 11, nhiệt độ dao động từ khoảng 14°C đến 18°C ​​vào ban ngày và 7°C đến 12°C vào sáng sớm và ban đêm. Tháng 11 trời rất rét buốt vì thời điểm này sắp sang mùa đông. 

Khi thời tiết thay đổi, cảnh quan thiên nhiên của Nhật Bản cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trên các sườn đồi, vườn nhà, trong công viên và trong thành phố, những chiếc lá chuyển dần từ màu xanh sang vàng, cam, đỏ tạo nên một khung cảnh tuyệt vời và hấp dẫn để tham quan và tham gia những lễ hội mùa thu Nhật Bản đặc sắc.  

Những lễ hội được tổ chức ở khắp nơi, mỗi nơi sẽ có một nghi thức khác nhau nhưng nhìn chung đều là sự bày tỏ lòng biết ơn, tri ân những vị thần linh đã mang đến cho con người một vụ mùa bội thu. 

Như vậy, với khí hậu dễ ​​chịu, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và tổ chức nhiều lễ hội, mùa thu Nhật Bản quả thực là mùa lý tưởng nhất để bạn du lịch, khám phá và thưởng ngoạn cảnh đẹp ở nơi đây. 

2. Những lễ hội mùa thu Nhật Bản đặc sắc

2.1. Lễ hội Yabusame – Lễ hội cưỡi ngựa bắn cung vào mùa thu Nhật Bản 

Lễ hội Yabusame - Lễ hội cưỡi ngựa bắn cung lớn nhất vào mùa thu Nhật Bản
Lễ hội Yabusame - Lễ hội cưỡi ngựa bắn cung lớn nhất vào mùa thu Nhật Bản. Ảnh: internet

Lễ hội Yabusame thường được tổ chức vào ngày 16 tháng 9 hàng năm. Yabusame là một nghi lễ bắt nguồn từ võ thuật được hình thành ở Nhật Bản từ hàng trăm năm trước. Giải đấu bắn cung Yabusame là một cuộc thi bắn cung được tổ chức cho những lãnh chúa để kiểm tra độ chính xác, kỹ năng và sức mạnh của các samurai. 

Ngày nay, Yabusame không còn là một sự kiện thể thao, mà là một nghi lễ tôn giáo. Các cuộc thi này được tổ chức trên khắp Nhật Bản trong suốt cả năm. Tại thủ đô Tokyo, người dân kéo đến đền Meiji Jingu để xem những cuộc thi Yabusame của các cung thủ. Ngôi đền Meiji là nơi tổ chức cuộc thi Yabusame nổi tiếng nhất ở đất nước mặt trời mọc, được tổ chức vào Ngày Văn hóa Quốc gia và mang đậm tinh thần Thần đạo (Shinto) - tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc xứ Phù Tang.

2.2 Lễ hội Sumo ở thủ đô Tokyo 

Lễ hội Sumo
Lễ hội Sumo lần thứ 5 trong năm ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: internet

Lễ hội Sumo ở thủ đô Tokyo được tổ chức vào giữa tháng 9 hàng năm trong 15 ngày. Đây là giải đấu sumo lần thứ 5 trong năm của Nhật Bản, được tổ chức tại Ryogoku Kokugikan ở Sumida, Tokyo. 

Ở lối vào, có những lực sĩ nổi tiếng đứng bán vé, việc gặp gỡ hay tiếp xúc gần gũi những lực sĩ nổi tiếng này cũng một điều rất thú vị. Trận đấu được tổ chức từ 8 giờ 30, theo thức Jonokuchi, jonidan, san-dan và cuối cùng là  makushita. Trận đấu được diễn ra tới khoảng 18 giờ, bạn sẽ được nhìn thấy những lực sĩ biểu diễn suốt  một ngày.

2.3. Lễ hội mùa thu Nhật Bản - Đền Toshogu, Nikko 

Lễ hội mùa thu Nikko Toshogu
Lễ hội mùa thu Nikko Toshogu - Tái hiện nghi lễ đưa tang Ieyasu. Ảnh: internet

Lễ hội mùa thu ở đền Nikko Toshogu được tổ chức vào ngày 17 tháng 10 hàng năm. Trên xe diễu hành của lễ hội, xung quanh là những người đàn ông mặc áo giáp (khoảng 800 người), họ đóng vai thuộc hạ của Ieyasu. Đây là 1 lễ hội có quy mô nhỏ hơn với lễ hội cùng tên vào mùa xuân (1.000 người trong trang phục samurai). 

Ý nghĩa của lễ hội này là tái hiện lại cuộc di chuyển linh cữu của Ieyasu từ núi Kunousan đến lăng mộ hiện nay - Ngôi đền Nikko. Đi cùng lĩnh cữu của ông là hàng ngàn thuộc hạ cũ đã theo ông chinh chiến nơi sa trường nhiều năm. Đền Nikko được xây dựng vào năm 1617 bởi Hidetaka Tokugawa, con trai của Ieyasu và sau đó được mở rộng bởi Iemitsu Tokugawa. 

Năm kiến trúc của đền thờ Nikko Toshogu được liệt kê là bảo vật quốc gia của Nhật Bản và 3 kiến trúc còn lại là tài sản văn hóa quan trọng. Hai thanh kiếm trong điện thờ cũng là bảo vật quốc gia và nhiều vật phẩm khác là tài sản văn hóa quan trọng của đất nước mặt trời mọc. 

Một hạng mục nổi tiếng ở đây là việc chạm khắc 3 chú khỉ trên các bức tường của ngôi đền. Một chú thì bịt tai, một chú bịt mắt và chú còn lại bịt miệng. Hình ảnh này ám chỉ không nghe, không nhìn và không nên nói điều xấu. 

2.4. Lễ hội Jidai Matsuri - Đền Heian, cố đô Kyoto 

Lễ hội Jidai Matsuri ở ngôi đền Heian, đây là một trong ba lễ hội lớn ở cố đô Kyoto và được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 hàng năm. Lộ trình diễu hành dài khoảng 2 km và kéo dài trong 3 giờ. Bạn sẽ tái tạo lại những cảnh sống động của những thời đại Nhật Bản thông qua hơn 12.000 đồ vật cũ. 

Lễ hội Jidai bắt nguồn từ khi dời kinh đô tới thủ đô Tokyo của Nhật hoàng, hoàng tộc và hàng trăm quan chức chính phủ cũng dời về Tokyo vào năm 1868 (thủ đô cũ của Nhật Bản là thành phố Kyoto). Để duy trì uy tín và sức hấp dẫn của cố đô Kyoto đối với người dân, chính quyền và những quan chức của cố đô Kyoto đã tổ chức lễ kỷ niệm một nghìn một trăm năm thành lập Kyoto, Nhật hoàng Kammu (737-806) đã ban hành một sắc lệnh vào năm 794. 

Lễ hội Jidai Matsuri được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 hàng năm
Lễ hội Jidai Matsuri được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 hàng năm ở Kyoto, Nhật Bản. Ảnh: internet

Với mong muốn giới thiệu lễ hội Jidai đầu tiên được tổ chức từ năm 1895, chính quyền địa phương đã xây dựng ngôi đền Heian với mục đích tưởng nhớ và thờ cúng linh hồn của Nhật hoàng Kammui. Lễ hội này còn mang ý nghĩa thực hiện lại con người từng ở thời kỳ lịch sử cố đô Kyoto. 

Cho đến năm 1940, lễ vật trên bàn thờ còn tưởng nhớ đến Nhật hoàng Kammui và vinh danh Nhật hoàng Komei (1831-1867) - những người có công thống nhất đất nước, vương quyền cùng với sự thừa nhận cố đô Kyoto vẫn là trung tâm của Nhật Bản ngay cả trong thời kì suy tàn của triều đại Edo. Lễ hội này còn có tên gọi: Lễ hội kỷ nguyên hay Lễ hội thời đại. Bởi vì điểm nổi bật của lễ hội này là cuộc diễu hành của Gyoretsu Jidai.  

Trong 5 giờ, khoảng 2.000 người được chia thành nhiều con quay nhỏ, mỗi con quay tượng trưng cho một giai đoạn lịch sử. Trên mỗi đỉnh được chia thành những nhóm đại diện cho các nhân vật lịch sử nổi tiếng, đó có thể là nhân vật Hoàng Tộc , tướng quân, võ sĩ samurai nổi tiếng, những người phụ nữ hoặc chỉ là những người dân bình thường có ý nghĩa lịch sử. 

2.5. Lễ hội Lửa - Đền Yuki ở cố đô Kyoto xinh đẹp 

Lễ hội lửa Kurama độc đáo ở Kyoto vào mùa thu Nhật Bản
Lễ hội lửa Kurama độc đáo ở Kyoto vào mùa thu Nhật Bản. Ảnh: internet

Lễ hội lửa Kuram của Đền Yuki, Kurama ở cố đô Kyoto được tổ chức từ ngày 22 tháng 10 hàng năm. Vào lúc 6:00 sáng của ngày diễn ra lễ hội, ngọn lửa cháy đặt ở phía trước của những ngôi nhà trong thành phố, ngọn lửa này được gọi là kagaribi. Toàn bộ cư dân ở cố đô Kyoto giữ “taimatsu” hay ngọn đuốc thông với đủ hình dạng kích thước và chờ tới đền họ sẽ diễu hành qua những con đường ở thành phố. Nghi thức đặc biệt này chính là sự khởi đầu của lễ hội. Điểm ấn tượng của lễ hội Kurama là những đám cháy rất lâu, có chiều cao đến 3m, các ngọn đuốc thông thắp sáng rực cả thành phố, cảnh tượng vô cùng ngoạn mục. 

Lễ hội lửa Kurama là 1 sự kiện yêu thích của du khách khi ghé thăm Nhật Bản và các du khách đến thăm cố đô Kyoto từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả những chuyến tàu, xe buýt và các phương tiện giao thông khác ở cố đô Kyoto đều trở nên quá tải trong thời gian diễn ra lễ hội, vì vậy các nhà tổ chức khuyến khích du khách đến thành phố càng sớm càng tốt và sau đó ở lại thành phố vài ngày sau khi lễ hội kết thúc.

2.6. Lễ hội Okunchi mùa thu Nhật Bản - Đền Karatsu, Saga 

Lễ hội Karatsu Kunchi còn có tên gọi khác là lễ hội Okumiya của Đền Karatsu được tổ chức vào tháng 11 trong ba ngày (2, 3 và 4), thu hút khoảng 500.000 du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Ngày đầu tiên được gọi là "Yoiyama", ngày thứ hai được gọi là "Otabisyoshinko" và ngày cuối cùng được gọi là "Machimawari".  

Lễ hội Okunchi mùa thu Nhật Bản
Lễ hội Okunchi mùa thu Nhật Bản được tổ chức kéo dài trong 3 ngày đầu tháng 11

Ngày đầu tiên (2 tháng 11) được gọi là Yoiyama. Vào đêm trước của Lễ hội Okunchi, du khách có thể treo đèn lồng trên thuyền của mình bằng những chiếc thuyền được trang trí đẹp mắt. Những người tham gia lễ hội sẽ tập trung tại những con phố nơi đoàn diễu hành đi qua. Vào lúc 19 giờ 30 phút, màn độc tấu sáo vang lên, sau đó những loại nhạc cụ dân tộc và đèn lồng được thắp sáng, cả con phố bừng sáng, khác hẳn trước đây. Lễ hội mặt trời Karatsukun chính thức được bắt đầu. 

Ngày hôm sau (ngày 3 tháng 11) được gọi là Otabisyoshinko. Đó là ngày chính của lễ hội với những hình ảnh người khiêng thuyền lực lưỡng kéo thuyền trên cát trước sự cổ vũ của mọi người. Trong ngày hôm sau, với sự tham gia của những Mikoshi đền Karatsu trong đoàn điều hành. Với ý nghĩa thờ phụng những vị thần đã mang lại mùa màng bội thu cho người dân.  

Ngày cuối cùng (4/11) lễ hội kết thúc. Những người khiêng thuyền sẽ diễu hành và đi khắp nơi trên đường phố, cuối cùng sẽ trưng bày tất cả các tàu gần đền Karatsu. Lễ hội kết thúc cũng là lúc người dân thành phố Karatsu háo hức mong chờ lễ hội vào năm sau.

2.7. Lễ hội Daimyo Gyoretsu, Hakone - Lễ hội văn hóa mùa thu Nhật Bản 

Lễ hội Daimyo Gyoretsu - lễ hội mùa thu Nhật Bản tái hiện lại đám rước Daimyo
Lễ hội Daimyo Gyoretsu - lễ hội mùa thu Nhật Bản tái hiện lại đám rước Daimyo. Ảnh: internet

Lễ hội Daimyo Gyoretsu được tổ chức từ ngày 3 tháng 11 hàng năm ở Hakone, Nhật Bản. Điểm nổi bật của lễ hội là tái hiện một đám rước Daimyo, với khoảng 200 người mặc trang phục lịch sử. Những trang phục đúng với lịch sử với sự chú ý đến từng chi tiết và bao gồm những chiến binh samurai, nhân viên tòa án, geisha và các công chúa xinh đẹp của Nhật Bản. 

Cuộc diễu hành được đi kèm với một dàn nhạc diễu hành và những vũ công truyền thống (được gọi là "geigi"), những người theo truyền thống tham gia bữa tiệc với bài hát và khiêu vũ. Không khí sôi động như những võ sĩ samurai trang bị giáo, cung và súng, băng qua những đường phố, hô hét lớn “Xuống! Xuống! Chúa đến!”

2.8. Lễ hội Tori-no-ichi (Lễ hội gà trống) - Đền Otori ở vùng Kanto 

Lễ hội Tori-no-ichi - lễ hội gà trống
Lễ hội Tori-no-ichi - lễ hội gà trống gắn bó với đời sống tinh thần của người dân. Ảnh: internet

Lễ hội Tori-no-ichi là lễ hội đặc sắc gắn liền với hình ảnh con gà trống, loài vật nuôi gắn bó với đời sống nông nghiệp và tâm linh của người dân.  

Trước đây, lễ hội này được gọi là "Tori no Machi", "Otori–Matsuri" hay "Otorisama". Lễ hội này là một nghi lễ nông nghiệp và ý nghĩa của nó là để cảm ơn các vị thần đã ban cho người nông dân một vụ mùa bội thu. Lúc này, những người nông dân sẽ dùng gà trống làm vật hiến tế để tạ ơn thần linh. Sau đó, vào thời Edo (1600-1868), Tori no Machi được đổi tên thành Tori no Ichi với hàm ý cầu mong cuộc sống bình an và làm ăn phát đạt.

3. Lời kết 

Mùa thu ở đất nước mặt trời mọc thật đặc biệt. Đây cũng là mùa để Nhật Bản thu hút khách du lịch quốc tế đến thưởng ngoạn vẻ đẹp của lá đỏ mùa thu và trải nghiệm các hoạt động rất tinh tế và tràn đầy năng lượng. 

Cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp cùng những lễ hội mùa thu Nhật Bản thu hút hàng ngàn khách du lịch đến khám phá mỗi năm. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản vào mùa thu, đừng quên đến vào dịp diễn ra lễ hội để trải nghiệm nét văn hóa truyền thống độc đáo của xứ sở hoa anh đào. Hãy liên hệ với Golden Smile Travel để được tư vấn các chuyến du lịch mùa thu Nhật Bản. 

—-----------------------------

GOLDEN SMILE TRAVEL

Hotline: 19002644 -  094 200 1400

Email: hello@goldensmile.com.vn      

Trụ sở chính: 34 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

VP Du lịch: 631 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Facebook: https://www.facebook.com/goldensmiletravel

 

Bạn đang đọc bài viết "Khám phá những lễ hội mùa thu Nhật Bản đặc sắc nhất " tại chuyên mục Review.