Buri Khalifa - tòa tháp chọc trời cao nhất thế giới

Đăng bởi Admin

08/04/2022 16:40

Burj Khalifa là một tòa nhà chọc trời của thành phố Dubai. Với tổng chiều cao lên tới 829.8 mét trong đó chiều cao đến mái (Nếu không bao gồm ăng-ten) là 828 mét. Cho đến nay, đây là công trình nhân tạo cao nhất thế giới từng được xây dựng.

1. Tổng quan

Burj Khalifa là một phần của khu phức hợp Downtown Dubai, đây vốn là khu trung tâm tài chính của Dubai. Tòa nhà được chính phủ quyết định xây dựng để thúc đẩy nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và để Dubai được biết đến nhiều hơn trên thế giới. Tòa nhà đã phá vỡ nhiều kỷ lục chiều cao và trở thành tòa nhà cao nhất thế giới.

z3325609161023-adb3c178ccb4e35b878ee7164ef99124-1649486411.jpg
Khung cảnh từ trên cao của tòa tháp Burj Khalifa

2. Xây dựng

Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 2004 bởi Samsung C&T Corporation (SCTC) là công ty xây dựng đa quốc gia trực thuộc tập đoàn điện tử Samsung với sự hỗ trợ của Besix (Bỉ) và Arabtec (các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất).

z3325609470003-b3e852faac27a1b1d0304cbb8cc26d57-1649486459.jpg
Tòa tháp vào những năm đầu xây dựng

Tòa tháp có cấu trúc chính là bê tông cốt thép. Công trình đã sử dụng 330.000 mét khối bê tông và 55.000 tấn thép thanh vằn và quá trình xây dựng đã tiêu tốn 22 triệu giờ làm việc. Ba cần cẩu được sử dụng trong quá trình xây dựng tháp ở các tầng cao nhất, mỗi loại có tải trọng đến 25 tấn. Còn các cấu trúc còn lại ở trên được xây dựng bằng thép nhẹ hơn.

cropped-20060829-burj-dubai-1649577707.jpg
Tòa tháp đang được xây dựng

Có hơn 45.000 mét khối bê tông, trọng lượng hơn 110.000 tấn được sử dụng để xây dựng nền móng bằng bê tông và thép, gồm 192 cọc; đường kính mỗi cọc là 1,5 mét, dài 43m, chôn sâu hơn 50m. Nền móng được thiết kế để chịu được tổng trọng lượng xây dựng bên trên khoảng 450.000 tấn. Một hệ thống cathodic ở dưới bê tông để trung hòa nước ngầm và ngăn chặn sự ăn mòn.

3. Chiều cao theo dự án

Chiều cao chính thức theo dự án của tháp Burj Khalifa về mặt chính thức được giữ bí mật do cạnh tranh; tuy nhiên, các số liệu do một nhà thầu đưa ra về dự án thì cho rằng chiều cao của tháp này khoảng 810m. Căn cứ trên chiều cao này, số lượng tầng lầu có thể ở được dự kiến là 162 tầng.

at-the-top-burj-khalifa-sky-02-1649577813.jpg
Bảng so sánh chiều cao của Burj Khalifa so với các tòa tháp khác

4. Kiến trúc và thiết kế

Tòa tháp chọc trời này được thiết kế bởi công ty Skidmore, Owings và Merrill. Tòa tháp có thiết kế ống bao quanh như tòa tháp Willis, do Fazlur Rahman Khan phát minh. Vì được xây dựng theo hệ thống hình ống nên chỉ một nửa số lượng thép được sử dụng trong xây dựng so với tòa nhà Empire State. Theo Marshall Strabala, tòa tháp được thiết kế dựa trên tòa tháp Tower Palace III – một tòa tháp dân cư ở Seoul. Theo kế hoạch ban đầu, Burj Khalifa được dự định là tòa tháp dành riêng cho cư trú.

07-1649488635.jpg
Khung cảnh nhìn từ bên dưới tòa tháp

Burj Khalifa có trụ cột bao gồm hơn 4.000 tấn thép. Với ống đỉnh trung tâm nặng 350 tấn và có chiều cao 200 m. Tòa tháp này cao 244 mét và rất ít không gian của nó có thể sử dụng đươc.

Burj Khalifa có hệ thống ốp bao gồm 142.000 mét vuông của hơn 26.000 tấm kính phản quang và tấm kết cấu bằng thép không gỉ nhôm cùng kết cấu với vây hình ống thẳng đứng. Những tấm kính phản quang này cung cấp hiệu suất năng lượng mặt trời và nhiệt cũng như là lá chắn chống chói cho mặt trời khu sa mạc, nhiệt độ khắc nghiệt kèm gió mạnh. Các tấm tường rèm đặc trưng của Burj Khalifa rộng 4,5 mét dài 10,8 mét và nặng khoảng 800 kg mỗi tấm.

burj-khalifa-9-1649578072.jpg
Toàn cảnh tòa tháp

5. Hệ thống ống nước

Tòa tháp Burj Khalifa cung cấp trung bình 946.000 lít nước mỗi ngày qua 100 km đường ống. Không những thế ở đây còn có đường ống bổ sung dài 213 km phục vụ hệ thống cứu hỏa và 34 km cung cấp nước lạnh cho hệ thống điều hòa không khí. Ngoài ra hệ thống nước thải sử dụng lực hấp dẫn để xả nước từ các hệ thống ống nước, cống thoát nước, thiết bị cơ khí và nước mưa đến những cống thoát nước của thành phố.

6. Điều hòa nhiệt độ

1560153-1341919078-16be0e7557f-large-1649841546.jpg
Mặt bên của máy điều hòa

Tòa tháp được trang bị hệ thống điều hòa không khí hút không khí từ các tầng trên, nơi không khí mát và sạch hơn so với mặt đất. Ngay tại lúc cao điểm, tháp giải nhiệt tương đương với 13.000 tấn băng tan trong một ngày hoặc khoảng 46 MW. Và lượng nước được lấy từ hệ thống thu gom ngưng tụ và được sử dụng để tưới cho công viên gần đó.

z3325608668301-a3616bfd91af4e1fbc2e8d367bb8a325-1649578171.jpg
Hệ thống điều hòa của tòa tháp

7. Làm sạch cửa sổ

Với 24.348 cửa sổ, tổng cộng 120.000 mét vuông kính thì tòa nhà có ba đường ray nằm ngang, với mỗi cái chứa 1.500 kg máy. Những tấm kính ngay phía trên cùng của tòa nhà được làm sạch bởi một đoàn người sử dụng dây thừng để hạ xuống từ đỉnh để lau trùi. Nếu như trong điều kiện bình thường khi tất cả các đơn vị bảo trì xây dựng đang hoạt động thì phải cần 36 công nhân mất 3-4 tháng để có thể làm sạch toàn bộ bề mặt bên ngoài.

z3325608316624-f8891781373e3cb19183ccdea740ee2f-1649486627.jpg
Những công nhân đang làm sạch cửa sổ

Ngoài ra tòa tháp còn có những cái máy không người lái có thể làm sạch 27 tầng bổ sung và chóp kính. Với chi phí là 8 triệu đô Úc thì hệ thống làm sạch này đã được phát triển ở Melbourne. Hợp đồng cung cấp các máy làm sạch đã được công ty Úc CoxGomyl là một nhà sản xuất các vật dụng bảo trì xây dựng dành quyền cung cấp.

Để tận mắt chứng kiến công trình kiến trúc vỹ đại này thì hãy nhấn vào link và chúng tôi sẽ đưa bạn đến đất nước giàu có bậc nhất thế giới này nhé!

—————————————————————————————-

GOLDEN SMILE TRAVEL

Hotline: 19002644 - 094 200 1400

Email: hello@goldensmile.com.vn

Địa chỉ: 34 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Facebook: https://www.facebook.com/goldensmiletravel