Thành Cổ Tùng Phan nằm ngay ở vị trí trung tâm là nút giao hoàn hảo kết nối giữa Cửu Trại Câu, Hoàng Long và đồng cỏ Hồng Nguyên cùng một số địa điểm nổi tiếng khác, thành cổ Tùng Phan là nơi không thể bỏ qua khi tham gia hành trinh du lịch Trung Quốc. Thu hút du khách bởi bề dày lịch sử và những điểm tham quan đặc sắc cùng muôn vàn điều thú vị đang chờ đón bạn. Hãy cùng Golden Smile Travel “xuyên không” đến với đất nước Trung Quốc nhé.
1. Giới thiệu đôi nét về Thành cổ Tùng Phan
1.1. Tùng Phan cổ thành ở đâu?
Tọa lạc tại phía tây bắc tỉnh Tứ Xuyên và phía đông bắc của tỉnh tự trị A Bá Tây Tạng. Được chính thức xây dựng từ thời Minh (1368-1644), thành Tùng Phan có ý nghĩa quan trọng, dẫn đầu trong nền kinh tế, chính trị, thương mại trong suốt các thập kỷ qua. Nhờ nằm ở khu vực trung tâm, đây là nơi sinh sống của các dân tộc Hán, Hồi, Khuyên và Tây Tạng tạo nên văn hóa Kangba đặc sắc hiếm hoi của lịch sử Trung Quốc. Thành cổ Tùng Phan cũng là nơi tập trung nhiều đền chùa của Hồi giáo, Phật giáo và Đạo giáo trong vùng. Những văn hóa tôn giáo này ảnh hưởng và bổ trợ cho nhau một cách tinh tế, khiến cho văn hóa ở Tùng Phan ngày càng toàn diện hơn. Nếu có dịp, bạn hãy ghé Tùng Phan vào khoảng tháng giêng để trải nghiệm nét văn hóa tôn giáo độc đáo của thành cổ này thông qua những lễ hội đặc sắc được tổ chức vào khoảng thời gian này trong năm.
1.2. Lịch sử hình thành
Tùng Phan cổ thành xưa được gọi với cái tên Đại Đường Tùng Châu thành. Cái tên này được đặt bởi trong thành có nhiều cây thông chót vót. Dừng chân tại đây như đưa du khách về quá khứ thông qua những dấu ấn lịch sử vẫn còn hằn sâu tại nơi đây, bức từng thành xanh xám trầm mặc xen lẫn sự u buồn của các ngôi nhà gỗ thấp san sát nhau, những con ngõ nhỏ rải rác khắp trong thành và cả cây cầu nhỏ có tuổi đời hàng trăm năm. Từng lối nhỏ, kỷ vật, góc khuất đều làm cho du khách gợi nhớ về những năm tháng xưa cũ.
1.3 Nơi vua Tây Tạng đón công chúa về nước
Người xưa kể rằng, nhà Đường và Thổ Phồn (cách người Trung Quốc xưa gọi Tây Tạng) từng xảy ra chiến tranh, quân Tây Tạng đã tiến tới Tùng Châu (nay là Tùng Phan). Sau chiến dịch chinh phạt Thổ Phồn của Đường Thái Tông trong giai đoạn 635 – 638, người Tây Tạng thua, rút quân về nước. Sau đó vua Tùng Tán Cán Bố đã phái sứ giả sang nhà Đường để tái thiết lại quan hệ 2 nước. Hoàng đế nhà Đường chấp nhận đề nghị và gả công chúa Văn Thành cho Tùng Tán Can Bố, như một phần của việc ký kết hòa ước giao hảo Hán – Tạng. Cũng từ đó, người ta cho chính công chúa là người đưa Phật Giáo vào Tây Tạng.
2. Di chuyển đến Thành cổ Tùng Phan
Thành Đô là địa điểm chính để rẻ đi các tỉnh ở Tứ Xuyên, du khách có thể từ Hà Nội bay thẳng đến Thành Đô, hoặc đi ô tô lên cửa khẩu Hữu Nghị, sang đến Nam Ninh từ đây bạn có thể bay thẳng sang Thành Đô. Cung đường sẽ tiết kiệm thời gian hơn đường bay thẳng.
Nếu lựa chọn đi tự túc thì từ Thành Đô có rất nhiều chuyến xe buýt thuận tiện cho bạn từ trạm Trà Điếm Tử bạn di chuyển theo tuyến Đô Giang – Mậu Huyện – Tùng Phan. Giá vé dao động khoảng 98 tệ. Xe khởi hành từ 7h sáng đến Tùng Phan lúc 3h chiều.
Ngoài ra còn có xe shuttle bus từ Cửu Trại Câu đến huyện Tùng Phan, bắt đầu từ 7h20 sáng, giá vé khoảng 270 tệ, quãng đường đi dài khoảng 120km.
3. Mùa nào nên đi Tùng Phan cổ trấn?
Do địa hình phức tạp cộng hưởng với sự chênh lệch nhiệt độ lên xuống thất thường vì thế tuỳ vào vùng, khu vực ở Tùng Phan khí hậu sẽ khác nhau. Tuy nhiên để đưa ra đánh giá chung nhất ở đây có khí hậu của vùng cao nguyên ôn đới, khí hậu gió mùa cận nhiệt đới lạnh và ẩm.
Mùa đông thì kéo dài, hè lại nắng, nên mùa xuân và thu khá gần nhau. Nhiệt độ trung bình dao động vào khoảng 7 độ C. Ban ngày nắng ấm chan hoà vào buổi đêm sẽ có sương mù dày đặc, bạn nên chuẩn bị áo ấm để giữ ấm cơ thể nhé. Mùa thu Thành Đô có lẽ là mùa đẹp nhất trong năm khí hậu ôn hoà, thời tiết mát mẻ vid thế bạn nên khoác một cái áo mỏng để giữ cơ thể ấm hơn. Từ khoảng tháng 4 – tháng 10 là thời gian tuyệt vời ngắm nhìn mùa lá đỏ, bạn tha hồ mà check – in sống ảo mà còn mang lại cảm giác thư thái, sảng khoái.
4. Thành cổ Tùng Phan có gì đặc sắc?
Điểm nổi bật nhất phải kể đến chính là bức tường thành nghìn tuổi ở Tùng Phan. Nó được xây dựng từ những viên gạch xanh nung ngay ở thị trấn, từng viên gạch ấy tốt đến mức, sau bao thế kỷ vẫn sừng sững uy nghiêm, mặc cho mưa gió, chiến tranh cũng không hư hại nhiều. Bởi vậy tường thành Tùng Phan cổ trấn trở thành một trong những bức tường thành vững chắc nhất còn tồn tại ở Trung Quốc. Mái cổng thành phía Đông, Nam và Bắc đều có hình trăng khuyết, điểm xuyết những hoa văn tráng men độc đáo, góp phần giữ lại vẻ đẹp cổ xưa cho thị trấn này.
4.1. Các dân tộc và đặc sản ở Thành cổ Tùng Phan
Thành cổ đa sắc tộc này có các nhóm dân tộc Tây Tạng, Khương, Hồi, Hán giao thoa văn hóa, kết nối lẫn nhau, tạo thành dấu ấn địa phương đặc sắc. Đi trên phố du khách sẽ nhìn thấy những người mặc đồ Tây Tạng, quần áo tộc Khương và Hồi, sẽ thấy háo hức khi nhìn thấy những đồ trang trí Tây Tạng, nấm địa phương, bò yak sấy khô, túi yên ngựa và rất nhiều đặc sản địa phương phong phú khác.
4.2. Sự kiện lịch sử gì diễn ra ở Thành cổ Tùng Phan
Huyện Tùng Phan có lịch sử hơn 2300 năm thì riêng thành cổ này đã tồn tại hơn một ngàn năm. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm nhưng sự kiện lịch sử vang dội chính là cột mốc công chúa nhà Đường kết hôn với vua Tây Tạng. Để ghi dấu sự kiện năm ấy người ta đã cho tạt tượng công chúa cùng vị hôn phu của nàng, sau nhiều cuộc chiến tranh xâm lược khốc liệt cả hai nước đã chính thức tái thiết lập lại mối quan hệ và chính công chúa là người đưa Phật Giáo và Tây Tạng.
5. Các điểm đến ở Thành cổ Tùng Phan
5.1. Tường thành cổ
Những bức tường thành sừng sững dường như là thương hiệu của thành cổ Tùng Phan khi đã tồn tại với niên đại ngàn năm. Sự tồn tại của nó đã được hình thành thời nhà Minh, toàn bộ khu vực chia làm hai lớp, tổng cộng bảy cổng thành, hai cổng bên trong, ngăn cách toàn bộ khu vực dân cư với bên ngoài thành. Tường thành có chiều cao 10 mét, chiều rộng 30 mét và dài tổng cộng 6200 mét. Là bức tường thành dày nhất Trung Quốc cùng lối kiến trúc cổ Trung Quốc có mái cong được chạm khác một cách vô cùng tinh xảo thể hiện sự khéo léo và cả tâm huyết của người nghệ nhân.
5.2. Phố cổ Tùng Phan
Phố cổ Tùng Phan – minh chứng sống chứng kiến nhiều biến động của lịch sử. Dù đã trải qua thời kỳ đen tối nhất nhưng nơi đây vẫn giữ vững “khí chất” của mình và vượt qua ngoạn mục để giờ đây trở thành một địa điểm du lịch không thể thiếu khi đến Thành Đô. Từng nét cổ xưa vẫn còn đọng lại nơi đây, đặt chân đến đây du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ kính nằm xung quanh bốn trục đường chính của khu phố. Một không gian cổ kính, trầm mặc làm ta gợi nhớ về một thời đã qua.
5.3. Các di tích ở chiến trường cổ đại
Từng là cứ điểm quân sự chiến lược quan trọng trong quá khứ, từng dấu tích cũ của chiến tranh trong quá khứ vẫn còn in đậm nơi đây. Những con đèo, chiến hào, tháp canh và những chiến trường cổ dọc theo sông Dân và sông Giang Phố vẫn còn được nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Nhìn lại những chiến tích nơi đây lại càng cảm thấy “thương xót” vì một chiến tranh quá tàn khốc, có người ra đi người ở lại cũng vì 4 chữ mong ước đất nước trong hoà bình.
6. Ẩm thực ở khu Thành cổ Tùng Phan
6.1. Thịt đỏ Tây Tạng
Có hương vị rất đặc trưng vì là loài bò Yak được nuôi ở trên đồng cỏ của cao nguyên vì thế từng thớ thịt của nó mềm tan, phải nói là vô cùng chất lượng. Chế biến với bất kỳ món gì cũng đều thơm ngon như là lẩu tứ xuyên, xào hay ướp gia vị đều cho ra món ăn vô cùng hấp dẫn, sẽ khiến bạn “nghiện” ngay từ lần thử đầu tiên.
6.2. Lẩu tinh nguyệt
Với hương vị đặc sắc, khá ngon tuy nhiên giá thành sẽ nhỉnh hơn so với các món ăn khác, trung bình khoảng 40 tệ/người.
6.3. Thịt cừu nướng
Nhà hàng thịt cừu nướng Alibaba cũng là một nhà hàng ngon cho du khách lựa chọn. Món thịt cừu vừa nướng ra mùi thơm đặc trưng, từng thớ thịt thì đậm đà, ngửi mùi thôi cũng đủ thèm rồi.
7. Tổng kết
Có thể thấy Thành Đô là một điểm dừng chân lý tưởng dành cho mọi du khách yêu thích lịch sử và trải nghiệm văn hóa độc đáo của những người dân tộc thiểu số. Và Thành Đô còn rất rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá. Hãy liên hệ với GST ngay hôm nay nhé.